1. DUYỆT DANH SÁCH VỚI TOÁN TỬ IN
Ví dụ 1. Dùng toán tử in để kiểm tra một giá trị có nằm trong danh sách hay không
>>> A = [1, 2, 3, 4, 5]
>>> 2 in A ← Số nguyên 2 nằm trong dãy A kết quả trả lại True.
True
>>> 10 in A ← Số 10 không nằm trong dãy A kết quả trả lại False
False
Ví dụ 2. Sử dụng toán tử in để duyệt từng phần tử của danh sách.
>>> A = [10, 11, 12, 13, 14, 15]
>>> for k in A ← khi thực hiện lệnh này, biến k sẽ lần lượt nhận các giá trị từ dãy A.
print (k, end = “ “)
10 11 12 13 14 15
Ghi nhớ
Tính toán tử in dùng để kiểm tra một phần tử có nằm trong danh sách đã cho không. Kết quả trả lại True (Đúng) hoặc False (Sai).
<giá trị> in <danh sách>
Có thể duyệt nhanh từng phần tử của danh sách bằng toán tử in và lệnh for mà không cần sử dụng lệnh range ().
Thứ tự ưu tiên các phép toán trong Python
2. MỘT SỐ LỆNH LÀM VIỆC VỚI DANH SÁCH
Ví dụ 1. Lệnh clear() xóa toàn bộ một danh sách
>> A = [1, 2, 3, 4, 5]
>> A.clear()
Sau khi thực hiện lệnh clear() danh sách gốc trở thành rỗng
>> A
[]
Ví dụ 2. Lệnh remove(value) sẽ xoá phần tử đầu tiên của danh sách có giá trị value. Nếu không có phần tử nào như vậy thì sẽ báo lỗi
>> A = [1, 2, 3, 4, 5]
>> A.remove(1)
>>>A
[2, 3, 4, 5]
>>> A.remove(10) # Lệnh lỗi vì giá trị không có trong danh sách
Ví dụ 3. Lệnh insert(index, value) có chức năng chèn giá trị value vào danh sách tại vị trí index
>> A = [1, 2, 6, 10]
>> A.insert(2, 5)
>>> A
[1, 2, 5, 6, 10]
- Chú ý: nếu k nằm ngoài phạm vi chỉ số của danh sách thì lệnh vẫn có tác dụng nếu: index < -len() thì chèn vào đầu danh sách, nếu index > len( ) thì chèn vào cuối danh sách.
>> A = []
>> A.insert(-10, 1)
>>> A.insert(100, 2)
>>> A
[1, 2]
Minh họa các lệnh thao tác với List trong Python
Truy cập phần tử List trong Python